7 tiêu chí để định giá giá trị của tên miền (domain)

7 tiêu chí để định giá giá trị của tên miền (domain)

Nếu bạn đang có ý định rao bán tên miền của mình hay mua lại tên miền từ người khác, việc làm trước tiên tất nhiên là xác định giá trị của tên miền. Có rất nhiều cách để định giá tên miền, bài viết sau đây giúp bạn có thêm một số kiến thức cơ bản để định giá tên miền. Từ đó, bạn sẽ có quyết định mua hay bán phù hợp.

1. Sử dụng công cụ hỗ trợ

Hiện nay trên internet có khá nhiều công cụ hỗ trợ trong việc định giá tên miền. Các công cụ này ước lượng giá trị tên miền dựa trên sự phân tích các yếu tố như từ khóa, lượng tìm kiếm, PPC, độ tuổi, độ tương tác…
Các công cụ các bạn có thể tham khảo là:
Valuate.com
Estibot.com
Tuy nhiên, kết quả chỉ có giá trị tham khảo, bạn cần kết hợp thêm nhiều phương pháp khác để có thể định giá chính xác.

2. So sánh với các giao dịch liên quan trong thời gian gần

Một công cụ tuyệt vời thống kê các giao dịch tên miền trong quá khứ là DNSalePrice.com
Bạn có thể nhập tên miền muốn giao dịch vào đây và check xem nó đã có giao dịch trong quá khứ hay chưa và các tên miền tương tự có giá như thế nào để từ đó có thể phán đoán được giá trị của một tên miền.

3. Dựa trên lượng search từ khóa, PPC

Bạn có thể dùng công cụ Adword của Google để kiểm tra xem lượng search từ khóa của tên miền đó là bao nhiêu và PPC chi trả cho mỗi click chuột quảng cáo là bao nhiều. Hai yếu tố này mà càng lớn thì tên miền càng có giá trị.
Ví dụ: GameVui.biz thì có giá trị hơn VuiGame.biz

4. Dựa trên phần đuôi mở rộng của tên miền

Tên miền có đuôi mở rộng .COM luôn có giá trị cao hơn các tên miền khác. Tiếp đó là .NET, .ORG, .INFO. Là người Việt Nam thì bạn có thể quan tâm đến tên miền .VN, kế đến là .COM.VN.
Ví dụ: banhangonline.com sẽ có giá trị hơn banhangonline.net

5. Dựa trên phần tên của tên miền:

– Độ dài: Tên miền ngắn luôn có giá trị hơn tên miền dài. VD: domaininvesting.vn (15 ký tự) sẽ có giá trị thấp hơn investing.vn (9 ký tự)
– Số từ ghép: Có tổng số bao nhiêu từ ghép thành tên miền đó? Một tên miền tốt là một tên miền có chứa khoảng 2 đến 3 từ, còn một tên miền có đến 4-5 từ ghép lại thường thì giá trị của nó sẽ giảm. VD: domainmarket.vn (2 từ) có giá trị thấp hơn domain.vn (1 từ)
– Các ký hiệu và chữ số và viết tắt: Tên miền có ít ký hiệu, chữ số và viết tắt sẽ có giá trị cao hơn. VD: 2day.com có giá trị thấp hơn today.com, quatang4u.vn có giá trị thấp hơn quatang.vn

6. Dựa trên thị trường và đối tượng khách hàng:

Bạn cần dự đoán được trong tương lai những thị trường/sản phẩm nào trở nên hot. Sở hữu những tên miền là những sản phẩm lỗi thời sẽ làm giảm giá trị của tên miền đó.

Đồng thời, nhóm khách hàng mà bạn hướng tới có giàu không? Túi tiền của họ thế nào? Họ có phải là những người lắm tiền nhiều của hay là một nhóm tầm tầm bật trung? Ví dụ như tên miền có từ khóa Hoatuoi sẽ ít giá trị hơn từ khóa Batdongsan. Đơn giản là vì người bán hoa tươi khó mà giàu được bằng người kinh doanh bất động sản. Quy luật này đơn giản quá phải không?

7. Dựa trên kinh nghiệm phán đoán của bản thân:

Nếu bạn tham gia làm việc nhiều với tên miền thì càng ngày bạn sẽ càng chuyên nghiệp hơn. Lúc đó, bạn nhìn một tên miền bạn có thể phán đoán được tên miền đó đáng giá bao nhiêu. Một số cách để rèn luyện: đọc các tạp chí tên miền, thử theo dõi các phiên đấu giá và tự mình cho giá, tham gia mua bán tên miền.

Trên thực tế, tính chất của từng tên miền là độc nhất, duy nhất do đó định giá tên miền là phương pháp cảm tính. Tuy nhiên dù cảm tính nhưng nó cũng sẽ một phần giúp bạn có một số cách để tránh “hố” khi đầu tư hoặc bán tên miền.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *